DMCA.com Protection Status

Thành phần mai thảo mộc nguyên chất

01/03/2019 | 1343

Mai thảo mộc công ty Mai Mai Phương được chiết xuất 9 loại dược liệu thiên nhiên, đã được chứng thực qua thời gian và các công trình nghiên cứu dược liệu trong nước và quốc tế.

Đây được coi là kết tinh từ hơi thở của thiên nhiên, tái tạo và đem lại sự hồi sinh mạnh mẽ cho làn da, làm cho da trở nên mịn màng, tươi sáng và căng tràn sức sống.

Thành phần:
Chiết xuất từ 9 loại thảo mộc thiên nhiên cô đọng tinh túy của các vị thuốc trong bài thuốc nam, được chắt lọc qua quá trình dày công nghiên cứu bao gồm: hoa bạch cúc, hoa kim ngân, cây phỉ, vỏ cây liễu trắng, lá hương thảo, nghệ vàng, lá tía tô, rau ngô và rau diếp cá.

MAI THẢO MỘC KẾT TINH HƠI THỞ CỦA THIÊN NHIÊN - 9 LOẠI THẢO MỘC THIÊN NHIÊN TRONG MAI THẢO MỘC:

HOA BẠCH CÚC:

Có tên khoa học Chrysanthemum morifolium Ramat (Chrysanthemum sinese Sabine), thuộc họ Cúc (Asteraceae)

Dược liệu này rất giàu chất chống oxy hóa. Dược liệu có khả năng chống viêm và chống vi khuẩn tự nhiên rất hiệu quả. Đây là một loại thảo mộc có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn mạnh và có thể chữa trị bệnh vảy nến và bệnh chàm rất tốt. Ngoài ra, Tinh dầu hoa cúc có chứa bisabolol – loại hoạt chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chống kích ứng trên da, đặc biệt là da mặt – nơi xuất hiện nhiều mụn trứng cá nhất. Nhờ vậy mà da mặt bạn sẽ được bảo vệ khỏi các vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào da.

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA HOA BẠCH CÚC

- Chống viêm

- Trị mụn trứng cá, mụn nhọt

- Chống oxi hoá

 HOA KIM NGÂN :

             

Có tên khoa học là Lonicera japonica, Họ Capriloloaceae.

Kim Ngân là 1 thành phần mai thảo mộc. Dược liệu có chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin) Đây là dược liệu có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút.

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA KIM NGÂN HOA

- Kháng viêm

- Trị mụn nhọt, rôm sẩy

- Khi dùng để uống có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác

 

VỎ CÂY LIỄU TRẮNG:

Tên khoa học là Salix alba (salicaceae). Dược liệu cao khô vỏ cây liễu trắng có dạng bột mịn màu nâu. Liễu trắng nổi tiếng nhất trong số 300 loài cây liễu. Trong chiết xuất của vỏ cây liễu có chứa Salicin, một dạng của Salicylate, và hợp chất này có thể được chuyển hoá thành Salicylic acid. Đây có thể coi là 1 trong những chất chống mụn cực kì hiệu quả. Ngoài khả năng làm sạch lỗ chân lông, kháng khuẩn và chống viêm, Salicylic acid cũng được sử dụng như một chất tẩy tế bào chết hoá học, đem lại cho bạn một làn da sáng và bóng khoẻ hơn

Đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ích lợi mà chiết xuất vỏ cây liễu có thể đem lại cho làn da

- Làm sạch lỗ chân lông: với khả năng tương tự như Salicylic acid, chiết xuất này có thể thấm sâu vào lỗ chân lông, giúp da được làm sạch sâu hơn

- Chống lão hoá: một nghiên cứu vào năm 2010 đã cho rằng sử dụng salicin với nồng độ 0.5% trong 12 tuần liên tục giúp làm giảm nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông

- Tẩy tế bào chết

- Chống oxi hoá: vỏ cây liễu có chứa một lượng lớn tannins và gallotannins tương tự như trong trà xanh. Những hợp chất tannins này được biết đến với khả năng chống oxi hoá, làm dịu da, giảm kích ứng và đỏ da rất hiệu quả.

 

 

CÂY PHỈ TRẮNG :

Thường mọc nhiều ở Châu Á và Bắc Mỹ, có hoa màu vàng. Cây phỉ là một loại cây bụi có thuộc tính làm dịu và làm mềm. Chiết xuất từ cây phỉ được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Đây là 1 thành phần mai thảo mộc

Dịch chiết từ cây phỉ chứa chất tannin, khi thoa trực tiếp lên da, dịch chiết cây phỉ có thể giúp làm giảm sưng, giảm viêm da, giảm lượng dầu sản sinh và chống lại vi khuẩn. Do đó chiết xuất cây phỉ có khả năng chống lại mụn trứng cá và xử lý các nhược điểm trên da rất hiệu quả.

Nói về hiệu quả trị mụn, bác sĩ Joshua Zeichner, đang công tác tại Trung tâm Y tế Mount Sinai cho biết thêm: "Nó thường được sử dụng để giúp loại bỏ dầu thừa trên da, vì vậy thành phần này đặc biệt hữu ích với những người đang bị mụn"

 

 

LÁ TÍA TÔ:

Có tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britt. Dược liệu có chứa lượng lớn vitamin A, C và lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên, dịch chiết lá tía tô có thể giúp trẻ hóa da, làm da bạn trở nên mịn và trắng hồng từ sâu bên trong nhưng lại rất an toàn. Nhờ tác dụng sát khuẩn và chống viêm hiệu quả, lá tía tô cũng được sử dụng để điều trị và chữa trị mụn hữu hiệu. Đối với các loại mụn sưng, đỏ lá tía tô có khả năng làm vết mụn bớt sưng, mau đẩy nhân đồng thời nhanh chóng làm lành các tổn thương da do mụn gây nên. Ngoài ra hợp chất priseril có trong lá tía tô có tác dụng thanh lọc da, tẩy tế bào chết và cải thiện màu sắc cho da

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA TÍA TÔ

  • Làm trắng da
  • Trị mụn, thanh tẩy da
  • Trị nám da

 

LÁ HƯƠNG THẢO:

Tên  khoa học là Rosmarinus officinalis L., thuộc họ Hoa môi – Laminaceae. Dược liệu có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và làm trẻ hoá da. Ngoài ra, hương thảo còn giúp chống lại chứng viêm và kích ứng da, điều trị mụn trứng cá. Dược liệu này sẽ giúp da bạn mịn màng, chống oxi hoá khi sử dụng thường xuyên

TÁC DỤNG CHÍNH CỦA LÁ HƯƠNG THẢO

  • Trị mụn
  • Kháng khuẩn
  • Giảm kích ứng

NGHỆ VÀNG:

Có tên khoa học là Curcuma longa, họ Gừng (Zingiberaceae) Dược liệu kinh điển trong điều trị tất cả các loại mụn. Nghệ có chứa hoạt chất curcumin chống oxy hóa mạnh. Chất này có tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm cho làn da. Từ đó sẽ giúp da được tái tạo. Curcumin khi được hấp thụ vào da sẽ đẩy lùi nhanh quá trình lão hóa, xóa mờ thâm và trị mụn. Không những vậy, việc sử dụng tinh bột nghệ thường xuyên sẽ giúp da bạn trắng hồng. Ngoài tác dụng trị mụn, nó còn có nhiều tác dụng trong việc phòng và chữa bệnh.

RÂU NGÔ:

  Tên khoa học là một lá mầm thuộc chi Zea, họ hòa thảo (Poaceae hay còn gọi là Gramineae). Nước râu ngô được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như phát ban và nhọt, giúp giảm ngứa và đau do vết cắn của côn trùng, vết xước và các vết cắt nhỏ. Râu ngô cũng chứa các tính chất kháng khuẩn và sát khuẩn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA RÂU NGÔ

- Kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng

- Cung cấp các vitamin A, B1, B2, K, C

- Giảm ngứa

- Trị mụn nhọt

RAU DIẾP CÁ:

Dược liệu phổ biến có đặc tính mát. Đặc biệt, diếp cá có chứa một hàm lượng tinh dầu lớn. Tinh dầu này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh giúp điều trị các nốt mụn sưng đỏ (có nhân hoặc chưa có nhân) một cách nhanh chóng. Chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, các nốt mụn sẽ giảm sưng và không còn cảm giác đau nhức nữa.

Trong rau diếp cá tươi có chứa một lượng lớn vitamin A và beta-carotene (hợp chất khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A) giúp tăng cường sức đề kháng cũng như duy trì khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường đối với làn da.

Những tế bào da bị tổn thương do mụn hay sau mụn đều có thể tự làm lành bởi hợp chất flavonoid có trong rau diếp cá.

Ngoài ra trong rau còn có vô số các thành phần dưỡng chất tốt cho da mụn như: sắt, đồng, kali...có tác dụng phục hồi và chống viêm rất hiệu quả.

Hợp chất Quercitrin, Isoquercitrin trong rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Sẽ không còn những chất độc hải, cặn bã dư thừa bên trong cơ thể đồng nghĩa với việc làn da của bạn cũng sẽ được làm sạch một cách tự nhiên nhất.

CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA RAU DIẾP CÁ

- Kháng viêm, sát khuẩn, chống viêm

- Trị mụn, mụn nhọt sưng đỏ


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0972799250
Gọi ngay : 0972799250